Thay vì nói dối hoặc trả lời vòng vo, cha mẹ nên chia sẻ rõ ràng những kiến thức về sinh sản, thai kỳ để trẻ nhỏ hiểu và nắm rõ thông tin.
|
1. Xác định những điều con đã biết: Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách xác định những điều con đã biết thông qua một số câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết của con. Lúc này, bạn nên trò chuyện với con một cách thoải mái và dẫn dắt câu chuyện bằng những hiểu biết vốn có của con. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng câu hỏi "Con có biết em bé vào bụng mẹ như thế nào không", từ đó giải thích rằng em bé phát triển từ trứng và tinh trùng như cách trái cây phát hiển từ hạt. Việc giải thích về cách em bé xuất hiện trong bụng mẹ sẽ rất hữu ích cho trẻ. |
|
2. Trả lời ngắn gọn, dễ hiểu: Bí quyết để trò chuyện cùng con về chủ đề này là sử dụng từ ngữ dễ hiểu, rõ ràng và súc tích. Trẻ nhỏ có thể chỉ muốn biết sự thật, nhưng trẻ tuổi teen lại muốn biết những điều phức tạp hơn về tình dục, các mối quan hệ, thai kỳ và sinh nở. Mặc dù tình dục, thai kỳ hay chuyện sinh nở không phải điều đáng xấu hổ, bạn vẫn cần nhắc con không thảo luận chủ đề này với những đứa trẻ khác vì bạn sẽ không thể biết bạn bè của con được cha mẹ dạy về các nội dung này ra sao. |
|
3. Chọn từ ngữ cẩn thận: Khi nói chuyện, cha mẹ cần sử dụng vốn từ vựng mà trẻ đã hiểu hoặc có khả năng hiểu được. Trẻ 3 tuổi và 6 tuổi có thể cùng hỏi về cách tạo ra em bé, nhưng trẻ 3 tuổi muốn biết em bé ra khỏi bụng như thế nào, trong khi trẻ 6 tuổi lại muốn biết cách tạo ra em bé thực sự. Trang Parents nhấn mạnh rằng việc dùng từ sai có thể khiến trẻ sợ hãi hoặc ám ảnh. Ví dụ, khi giải thích chuyện sinh con cho trẻ, bạn nên hạn chế dùng các từ như "mổ bụng", "cắt rốn" hay "rạch bụng" để tránh làm con sợ. |
|
4. Đọc sách cho con nghe: Nếu cần thêm hỗ trợ, bạn có thể tìm một cuốn sách giáo dục giới tính mô tả quá trình mang thai và sinh nở, miễn là cuốn sách đó phù hợp với độ tuổi của con. Sách có thể mở ra cánh cửa cho cuộc trò chuyện mang tính xây dựng và hiệu quả hơn. Một lưu ý là trẻ nhỏ thường tò mò và đặt ra những câu hỏi phức tạp, bạn đừng ngần ngại nói với con rằng bạn cần thêm thời gian để tìm ra câu trả lời hay và dễ hiểu. Điều quan trọng là bạn không được phớt lờ câu hỏi của con. |
|
5. Mở rộng cuộc trò chuyện: Khi thảo luận với con về việc sinh em bé, bạn có thể cân nhắc giải thích thêm những chủ đề khác như các gia đình cùng giới, cha mẹ đơn thân... Khi nói về các gia đình LGBTQIA+, bạn nên giải thích về việc em bé được nhận nuôi như thế nào và được nuôi dưỡng ra sao, có bao nhiêu cách để xây dựng một gia đình... |
|
6. Hãy trung thực: Trung thực chính là cách tốt nhất để dạy con vì nếu bạn nói dối, các con sẽ cảm thấy xấu hổ hoặc thất vọng. Hơn nữa, nếu không tìm được câu trả lời trung thực từ bạn, trẻ sẽ có xu hướng tìm kiếm và tìm thấy những thông tin sai từ người khác hoặc từ Internet. Ví dụ, thay vì nói em bé được con cò mang đến, bạn nên nói rõ với con rằng em bé là do bố mẹ tạo ra, để các em có những cái nhìn lành mạnh về cơ thể người, thai kỳ và tình dục. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.
Bài liên quan
Dấu hiệu bạn đã dạy con thành công
Cha mẹ thành công sẽ trở thành điểm tựa vững chắc về mặt tinh thần, dạy con những điều phù hợp và không bao giờ chối bỏ sự cố gắng của con.