Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh tiêu hóa đa số người trẻ hay mắc

Hội chứng ruột kích thích là một trong các bệnh đường ruột thường gặp nhất với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 5-20% dân số.

Hội chứng ruột kích thích là một hội chứng ruột chức năng. Bệnh đặc trưng với những triệu chứng dai dẳng, gây bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh nên được đi khám chuyên khoa, thực hiện nội soi loại trừ các bệnh lý có triệu chứng trùng lấp giúp giảm tái phát cũng như tầm soát các bệnh lý đường tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong các bệnh đường ruột thường gặp nhất với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 5-20% dân số. Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán phổ biến hơn ở nữ giới với tỷ lệ nữ/nam khoảng 1,25-2/1, độ tuổi thường gặp là 20-50 tuổi.

Hội chứng ruột kích thích thường gặp nhiều ở phụ nữ. Ảnh: Pexels.
hoi chung ruot kich thich anh 1
hoi chung ruot kich thich anh 1

Hội chứng ruột kích thích thường gặp nhiều ở phụ nữ. Ảnh: Pexels.

Hội chứng không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh đặc trưng với triệu chứng đau bụng tái phát, liên quan đến việc đi tiêu, thay đổi thói quen đi tiêu và thay đổi tính chất phân, cảm giác chướng, khó chịu ở vùng bụng, và sự đau khó chịu này sẽ giảm sau khi đi đại tiên. Khi đi khám, người bệnh được chỉ định thực hiện các cận lâm sàng nhưng không tìm thấy những tổn thương thực thể ở ruột.

Dựa trên những triệu chứng của người bệnh, hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 loại gồm:

  • Hội chứng ruột kích thích thể táo bón
  • Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
  • Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (gồn tiêu chảy và táo bón)
  • Hội chứng ruột kích thích không xác định.

Các phương pháp điều trị cũng dựa trên mỗi loại mà thay đổi cho phù hợp. Người ta công nhận hội chứng ruột kích thích gồm một phức hợp triệu chứng rõ ràng phát sinh từ sự tương tác của ruột, tâm lý và các yếu tố bên trong thành ruột.

Thức ăn là một trong những nguyên nhân gây kích thích cho hệ tiêu hóa, dẫn tới các cơn co thắt, đau bụng và khó chịu. Một số bệnh nhân không dung nạp đường lactose (nguồn gốc từ sữa) gây ra triệu chứng tiêu chảy giống như ruột kích thích.

Ngoài ra, các nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra sự liên quan giữa triệu chứng hội chứng ruột kích thích và sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Do đó, chất lượng và an toàn vệ sinh của thức ăn có thể gây ảnh hưởng lớn tới bệnh.

Cách điều trị

Điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu tập trung vào chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống khoa học và kết hợp uống thuốc điều trị triệu chứng nổi bật để phục hồi, cải thiện chức năng của đại tràng.

Tạo thói quen ăn uống lành mạnh, hợp lý

Những thực phẩm cung cấp đủ dưỡng chất, giúp nhuận tràng được khuyến khích bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của người bệnh như:

- Chất xơ hòa tan: Yến mạch, cà rốt, đậu Hà Lan, táo và những loại hoa quả thuộc họ cam quýt có thể giúp làm giảm triệu chứng chung của hội chứng ruột kích thích. Ngược lại, những thực phẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan có thể làm trầm trọng thêm những triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, đau quặn bụng…

- Cung cấp đủ nước

- Men vi sinh có thể có trong sữa chua lên men

Ăn nhiều rau là cách giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Ảnh: Pexels.
hoi chung ruot kich thich anh 2
hoi chung ruot kich thich anh 2

Ăn nhiều rau là cách giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Ảnh: Pexels.

Giảm căng thẳng, stress

Ruột và não bộ có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Những suy nghĩ lo lắng đều tác động đến hoạt động của ruột. Để ngăn ngừa và giúp thuyên giảm những triệu chứng bệnh, các biện pháp giảm lo âu, căng thẳng rất quan trọng. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp như:

- Tập hít thở sâu: Biện pháp này giúp người bệnh ổn định tâm lý và hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt hơn.

- Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày: Đi bộ, yoga, thiền định…

Điều trị bằng thuốc

Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng những loại thuốc điều trị triệu chứng như: thuốc chống co thắt đại tràng, thuốc nhuận tràng, thuốc chống trầm cảm, thuốc cầm tiêu chảy...

Hội chứng ruột kích thích có thể điều trị triệu chứng và hạn chế tái phát. Tuy nhiên, việc điều trị dứt điểm bệnh rất khó bởi đây là một dạng rối loạn chức năng không hẳn là tình trạng bệnh lý, không rõ nguyên nhân, chỉ có một số yếu tố liên quan đến triệu chứng bệnh. Vì thế, điều trị mà không loại bỏ được những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân thì bệnh sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần.

Ngoài sử dụng thuốc để làm giảm bớt những triệu chứng, việc nhận biết và loại bỏ những yếu tố nguy cơ như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện là rất quan trọng trong quá trình điều trị.

- Tránh đồ ăn có sinh hơi, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, nhiều đường, thức ăn để lâu bảo quản kém.

- Đảm bảo tập luyện và thư giãn, tránh căng thẳng, lo lắng kéo dài. Nếu không kiểm soát tốt chế độ ăn uống và căng thẳng kéo dài sẽ gây khởi phát hội chứng ruột kích thích.

Khi được chẩn đoán hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần biết rõ kế hoạch điều trị, xác định bệnh này không thể chữa khỏi, chỉ có thể kiểm soát tốt. Điều này sẽ tránh gây lo lắng tiêu cực cho người bệnh, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.

hoi chung ruot kich thich anh 3

Giảm stress, căng thẳng và tạo thói quen ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp mọi người tránh nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích. Ảnh: Freepik.

Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích tối ưu nhất hiện nay là bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa, tránh tất cả những bệnh lý tiêu hóa. Điều quan trọng trong việc chủ động phòng ngừa hội chứng ruột kích thích và những bệnh lý tiêu hóa khác là chế độ dinh dưỡng và thói quen sống:

- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu.

- Bổ sung nhiều rau xanh để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

- Mỗi ngày nên uống nhiều nước, bổ sung thêm muối khoáng, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

- Hạn chế uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, dùng các món ăn cay nóng.

- Tránh căng thẳng: Duy trì tâm trạng luôn vui vẻ, lạc quan và thoải mái, tập kiểm soát tốt cảm xúc, tránh mắc chứng trầm cảm, căng thẳng quá mức, gây tác động tiêu cực tới sức khỏe.

- Thường xuyên tập thể dục, thể thao: Vận động phù hợp sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng bệnh tật hiệu quả; giảm trầm cảm và căng thẳng, kích thích đường ruột co thắt bình thường; hỗ trợ cải thiện các triệu chứng IBS.

Đối với các trường hợp có vấn đề về sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ luyện tập phù hợp.

Sinh tố hay nước ép tốt hơn cho sức khỏe? Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này nhưng chúng không phải là một. Cuốn sách Smoothie: Giải pháp từ thiên nhiên giúp giảm cân, thải độc, phòng bệnh, sống lâu của tác giả Farnoóh Brock sẽ cung cấp kiến thức về sinh tố. Nó cũng đưa ra lời khuyên trong việc làm và sử dụng sinh tố sao cho có ích cho sức khỏe.

Bài liên quan

Thói quen không ngờ gây hại cho hệ tiêu hóa

Thói quen không ngờ gây hại cho hệ tiêu hóa

Từ trước tới nay, tôi chỉ nghĩ hút thuốc thì sẽ gây hại cho hệ hô hấp. Tuy nhiên, gần đây, tôi có nghe thông tin ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Xin hỏi bác sĩ có đúng không?

Nhiem benh tu thu cung hinh anh

Nhiễm bệnh từ thú cưng

0

Nuôi thú cưng đang trở thành trào lưu, sở thích của nhiều người, nhiều gia đình. Tuy nhiên, chủ nuôi không nhận thức được rằng họ có nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ Phan Nhật Hùng

Khoa Nội tiêu hoá huyết Học - Bệnh viện Đa khoa khu vực An Giang

Bạn có thể quan tâm