Ngày 3/10, TP.HCM có ca đậu mùa khỉ đầu tiên. Tuy nhiên, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết đây không phải là mối lo lắng nhất hiện nay.
Thay vào đó, sốt xuất huyết là ưu tiên hàng đầu bởi đã có 25 ca tử vong. TP.HCM cần phải tăng cường hoạt động phòng chống sốt xuất huyết để kéo giảm số trường hợp tử vong.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã giảm, tình hình dịch bệnh ở TP.HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quý 4. Điều đáng lo ngại nhất hiện tại là dịch sốt xuất huyết. Trong tuần qua đã thêm 2 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết ở TP.HCM lên đến 25 ca.
"Trong 10 năm liên tục, chưa có năm nào có 25 ca tử vong như thế này mặc dù dịch bệnh sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu đi xuống, còn nguy cơ tăng nữa", PGS.TS Tăng Chí Thượng thông tin tại buổi giao ban của Sở Y tế.
Tối 4/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết, tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM ghi nhận 62.085 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần với cùng kỳ năm 2021 với số ca sốt xuất huyết nặng là 1.360 ca.
Tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết đến tuần 40 (từ ngày 26/9 đến 2/10) là 2,2%, tăng hơn 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 25 trường hợp, tăng 20 ca so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, có khoảng 75% số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là người lớn. Có những trường hợp đến bệnh viện muộn khiến gia tăng nguy cơ tử vong do không được can thiệp điều trị kịp thời.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM khuyến cáo khi người bệnh có dấu hiệu sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục, cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.
Trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, người chăm sóc, bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa bệnh nhân nhanh chóng đến bệnh viện. Đối với bệnh sốt xuất huyết khi hạ sốt thì càng cần phải theo dõi sát dấu hiệu chuyển nặng.
Dịch Đậu mùa khỉ
WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong 2 năm.
Hàn Quốc xác nhận 3 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Đến nay, tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận tại Hàn Quốc 16 trường hợp, đa số không có lịch sử du lịch nước ngoài.
Người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc đậu mùa khỉ
Nghiên cứu cho biết nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ, người nhiễm HIV sẽ hình thành các vết loét lớn khắp cơ thể và có nguy cơ tử vong lên đến 15%.
Bệnh lây qua đường tình dục bùng phát mạnh trên toàn cầu
Mặc cho tương tác xã hội bị giảm đi nhiều trong 3 năm đại dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn gia tăng trên toàn thế giới.
WHO cảnh báo đậu mùa khỉ vẫn là căn bệnh gây nguy hiểm trên toàn cầu
Theo The Siasat Daily, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát mạnh mẽ của bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).