PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết khu vực ngoại thành Hà Nội như Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ và các tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình… các ca sốt xuất huyết dường như xảy ra sớm và nặng hơn mọi năm.
Điển hình là bệnh nhân nam, 25 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội, sốt 5 ngày, nhập viện xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết Dengue. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có tình trạng suy gan nặng, tiểu cầu tụt nhanh, máu cô đặc.
Một bệnh nhân khác 66 tuổi, ở Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, sốt cao từng cơn (39 độ C), đau đầu, đau mỏi người, khớp gối, nôn khan và tiểu ra máu. Trường hợp khác là bệnh nhân nam 39 tuổi, ở Hoài Đức, Hà Nội, cũng sốt 5 ngày, vào viện trong tình trạng nặng, cô đặc máu, da lạnh ẩm, mạch nhanh.
Các bệnh nhân được điều trị tích cực ở Trung tâm Bệnh nhiệt đới theo pháp đồ cụ thể, tình trạng dần được cải thiện.
Tuy nhiên, đơn vị này cũng tiếp nhận một số bệnh nhân nguy kịch, tiên lượng xấu, đặc biệt ở người cao tuổi, có bệnh nền. Điển hình là bà T.T.S. (62 tuổi, ở Đan Phượng, Hà Nội), vào viện sau gần một tuần xuất hiện sốt cao từng cơn, mệt mỏi, đau mỏi người, ăn kém.
Bà S. có tiền sử tăng huyết áp, viêm khớp, dùng thuốc giảm đau thường xuyên và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng. Qua xét nghiệm, bà S. được xác định nhiễm virus Dengue type 2.
Sau một ngày nhập viện, tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu, tiểu cầu giảm mạnh, men gan tăng cao, suy gan. Bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục và điều trị thêm kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng nặng do suy đa tạng nên nguy cơ không qua khỏi rất cao.
Theo PGS Cường, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Virus Dengue có 4 type là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Chúng truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) là trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa.
Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.
Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.
WHO cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp về đậu mùa khỉ
Trên trang cá nhân, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ sự quan ngại khi đậu mùa khỉ đang có sự bùng phát phức tạp tại các quốc gia châu Phi
Thai phụ mắc cùng lúc hai bệnh lý sản khoa nguy hiểm
Thời điểm thai phụ nhập viện, các bác sĩ đã tiên lượng đây là ca nguy hiểm, có thể xảy ra biến chứng trong cuộc mổ cho cả mẹ và con.
Thai phụ nguy kịch chỉ vì vết thương ở ngón chân
Người phụ nữ mang thai 9 tuần được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch do thuyên tắc động mạch phổi.