Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 35 (từ ngày 26/8 đến 1/9), thành phố ghi nhận 118 ca sốt phát ban nghi sởi, tăng 53,7% so với trung bình 4 tuần trước (77 ca). Trong đó, có 106 ca sởi gồm 22 ca xác định phòng thí nghiệm và 84 ca nghi ngờ lâm sàng.
Như vậy, tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến tuần 35 là 644 ca. Các quận huyện có số ca mắc cao bao gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn.
Ngoài ra, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 247 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 33,2% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm đến tuần 35 là 10.851 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao là huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và quận 8.
Số trường hợp sốt xuất huyết được ghi nhận là 243, thấp hơn 21,7% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến tuần 35 là 6.376 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm Quận 1, thành phố Thủ Đức và quận 7.
Để phòng bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo của Sở Y tế.
Đối với bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, từ ngày 31/8, TP.HCM triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng chống dịch sởi trên địa bàn toàn thành phố. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, ba mẹ nên mang trẻ đến các cơ sở y tế gần nhà để được tiêm vaccine sởi bổ sung nếu thuộc một trong các nhóm sau đây:
- Trẻ 1-5 tuổi đang sinh sống tại thành phố, không kể tiền sử tiêm chủng
- Trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao (6-16 tuổi) đang khám điều trị tại các bệnh viện, không kể tiền sử tiêm chủng
- Trẻ 6-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi
Khi trẻ mắc bệnh sởi nhẹ, ba mẹ cần cho trẻ nghỉ học, cách ly tại nhà. Riêng trường hợp nặng hoặc có bệnh lý nền, trẻ phải được cách ly tại các cơ sở y tế. Nếu kết quả xét nghiệm sởi dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 7 ngày kể từ ngày phát ban.
Được sống thật với chính mình luôn là một hạnh phúc. Trong cuốn sách "Sống thật để thật sự sống", người đọc được khuyến khích mở rộng tâm trí đón chào tiềm năng hiểu biết và yêu thương, đồng thời đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và thực tế để sống dựa trên sự tử tế đó.
Đặc trưng của vết ban đậu mùa khỉ
Ban đậu mùa khỉ thường xuất hiện trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mắt và cơ quan sinh dục... từ vài nốt đến dày đặc.
4 biện pháp phòng bệnh cho trẻ mùa tựu trường
Cả nước sắp chuẩn bị bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học khiến nguy cơ trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao.
Hà Nội ghi nhận 16 ổ dịch sốt xuất huyết trong một tuần
Tuần qua, 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết được ghi nhận trên địa bàn Hà Nội.